Khi thời tiết trở lạnh, ngay cả kim cương cũng trở nên lạnh giá! Có một loại (Inclusion) khiếm khuyết kim cương rất thú vị.
Bạn xem những dấu vết màu trắng hấp dẫn này là các ống rỗng bên trong một viên kim cương. Những khiếm khuyết này được cho là do nhiên tạo ra, do bào mòn về mặt hóa học. Trong quá trình một tinh thể kim cương khi nó di chuyển lên bề mặt trái đất.
Những viên kim cương thế này chỉ có giá trị đối với những nhà nghiên cứu đá quý. Hoặc những người đam mê sưu tập các bao thể lạ. Còn đối với các bạn thì đừng mua những viên thế này nhé, nó không chiếu và rất đục.
Các chất ăn mòn tấn công viên kim cương tại các điểm yếu về cấu trúc, và để lại những khu vực bị rỗng. Trong viên kim cương này, nó hình thành những ống như dãi ruy băng giống hay như 1 con sâu với một số sợi ống đứt đoạn hoặc rẽ hướng.
Một viên kim cương hiếm 1,77 ct loại IIa với các rãnh ăn mòn quan trọng gây ra bởi sự hòa tan dọc theo sự sai lệch. Ảnh của Aurélien Delaunay từ G.I.A
Các ống ăn mòn là các bao thể hiếm có trong kim cương tự nhiên, cả loại I và loại II. Gần đây, G.I.A đã nhận được một viên kim cương giác cắt tròn 1,77 ct chứa nhiều ống tạp chất lớn, một đặc điểm được các nhà sưu tập bao thể đánh giá cao. Viên kim cương có màu K và độ trong I 1 do các ống ăn mòn và hình ảnh phản xạ của chúng. Quang phổ hấp thụ hồng ngoại cho thấy viên kim cương này loại IIa.
Các ống ăn mòn có lỗ hình thoi phát triển lên trên bề mặt của viên kim cương. Máy chụp ảnh hiển vi của Aurélien Delaunay; trường nhìn 2,22 mm.
Ống ăn mòn đầu cuối hình chóp hiếm thấy trong viên kim cương loại IIa nặng 1,77 ct. Nó là dấu hiệu kết thúc của ống ăn mòn.
Máy chụp ảnh hiển vi của Aurélien Delaunay; trường nhìn 1,39 mm.
Các dạng ống ăn mòn, hòa tan trong kim cương rất hiếm nhưng có thể có nhiều dạng khác nhau. Chúng là do sự hòa tan của các cấu trúc bên trong tinh thể. Những khuynh hướng đổi chiều của ống ăn mòn này có thể là sai lệch giữa các lớp tăng trưởng hoặc do biến dạng sau này gây ra.
Thông thường các rãnh ăn mòn trong kim cương bao gồm các đường song song và đều đặn liên quan đến cấu trúc tinh thể của kim cương. Trường hợp dạng ống trong viên kim cương này, là một dải ruy băng giống như con sâu do các khiếm khuyết về tinh thể. Tất cả các ống ăn mòn hòa tan đều có lỗ hình thoi trên bề mặt của viên kim cương (hình 2); một số ít có điểm kết thúc hình chóp và khởi động lại theo hướng khác (hình 3).
Đây là một trường hợp hiếm gặp và xác nhận rằng quá trình hòa tan có thể bị dừng lại—hoặc làm chậm lại—do các khiếm khuyết trong cấu trúc tinh thể. Ngoài ra, sự kết thúc có thể bắt đầu theo hướng dễ dàng hơn, chẳng hạn như lệch các lớp hình thành.
Các ống ăn mòn hiếm khi được quan sát thấy trong các viên kim cương đá quý đã cắt. Nhưng khi các nhà đá quý quan sát một mẫu vật như thế này, nó luôn là một niềm vui cho đôi mắt và sự tò mò của con người đối với tự nhiên.
Các ống ăn mòn này sẽ khác với các ống ánh kim loại của kim cương HPHT. Bạn có muốn xem bài viết kim cương phòng thí nghiệm HPHT không?
Cảm ơn Kim Thinh Diamond đã tài trợ cho chuỗi bài viết kiến thức kim cương giúp mọi người an toàn hơn khi mua kim cương
KIM THINH DIAMOND
Hotline: 0977777877 – Showroom: 305/58 Lê Văn Sỹ P.1 Q.TB HCM
Chuyên định giá và thu mua kim cương giá cao